Cảm biến thông minh là gì? Ứng dụng cảm biến thông minh trong cuộc sống

  • admin

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã cho ra đời hàng loạt các sản phẩm công nghệ mở ra kỷ nguyên mới. Trong đó phải nhắc đến sản phẩm cảm biến thông minh sở hữu nhiều tính năng ưu việt giúp cuộc sống của con người trở nên dễ dàng hơn. Vậy cảm biến thông minh là gì? Cùng nhà thông minh FPT Smart Home tìm hiểu kỹ hơn về dòng sản phẩm này ngay dưới bài viết.

1. Cảm biến thông minh là gì?

Không khó để bạn có thể tìm kiếm từ khóa “Cảm biến thông minh nghĩa là gì” trên nguồn internet.

Cảm biến thông minh - Smart Sensors là thiết bị điện tử thu thập dữ liệu chính xác và tự động về những thay đổi vật lý, hóa học ở nơi được gắn thiết bị. Các thông tin được ghi lại từ cảm biến thông minh thường đạt độ chính xác cao và ít khi xảy ra sai lệch. Nó giúp theo dõi, kiểm soát các cơ chế trong nhiều môi trường đồng thời giúp thăm dò số lượng lớn những thông tin cho các ứng dụng khoa học.

Cảm biến thường sẽ được đặt trong các vỏ bảo vệ tạo thành đầu thu hoặc đầu dò (Test proble) và bên trong các mạch điện hỗ trợ thiết bị.

2. Các thành phần có trong cảm biến thông minh

Cảm biến thông minh có mặt trong rất nhiều các thiết bị và được ứng dụng trong đa dạng các lĩnh vực. Vì thế, các cảm biến cũng sẽ có thành phần khác nhau phù hợp với từng mục đích cụ thể. 

Cấu tạo của cảm biến thông minh bao gồm các thành phần cơ bản sau:

  • Hệ thống điều khiển kích thích - Excitation control
  • Yếu tố cảm biến chính - Primary sensing element
  • Bộ lọc tương đồng - Analogue filtering
  • Khuếch đại - Amplification
  • Hiệu chỉnh - Compensation
  • Chuyển đổi dữ liệu - Data conversion
  • Xử lý thông tin kỹ thuật số - Digital information processing
  • Xử lý giao tiếp kỹ thuật số - Digital communication processing

3. Cảm biến thông minh có mấy loại?

Thực tế, có rất nhiều cách phân loại cảm biến thông minh. Thế nhưng nếu dựa theo nguyên lý hoạt động, sản phẩm này sẽ gồm:

  • Cảm biến cảm ứng
  • Cảm biến điện trở
  • Cảm biến từ trường
  • Cảm biến điện hóa
  • Cảm biến quang
  • Cảm biến nhiệt độ

4. Cảm biến thông minh hoạt động như thế nào?

Thiết bị cảm biến thông minh sử dụng cảm biến của nó để thu thập dữ liệu từ các môi trường và biến đổi thành dữ liệu mà bộ xử lý tích hợp có thể đọc được. Tiếp đó, bộ xử lý sẽ đưa ra các phản hồi tương ứng.

Những phản hồi đó thường sẽ được lập trình trước theo dạng “if … then” thông qua hệ thống máy tính. Tùy vào sự phức tạp của chức năng và nhu cầu tính năng gia tăng, một hệ thống có thể dùng nhiều cảm biến thông minh với các khả năng khác nhau.

5. Vì sao nên sử dụng cảm biến thông minh?

Điều dễ nhận thấy, các thiết bị được lắp đặt thêm tính năng cảm biến thông minh là “trợ thủ” đắc lực giúp cuộc sống của bạn trở nên nhàn nhã hơn. Với chi phí đầu tư thấp, tiện lợi và an toàn khi sử dụng đồng thời giúp bạn tối ưu nguồn điện năng. Thậm chí, bạn có thể bật/tắt các thiết bị mong muốn mọi lúc mọi nơi, tiết kiệm chi phí hóa đơn tiền điện hàng tháng.

Hơn nữa, cảm biến điện tử còn mang đến tính tiện nghi cho cuộc sống của gia đình. Bạn có thể đưa ra các lệnh cho các thiết bị thông qua giọng nói. Đặc biệt, việc lắp đặt cảm biến cho thông minh vô cùng đơn giản. Với các thao tác không quá phức tạp bạn có thể tự mình thực hiện và hoàn thành trong thời gian ngắn.

6. Ứng dụng của cảm biến thông minh

Thật dễ dàng để bạn có thể tìm thấy những ứng dụng của cảm biến thông minh. Không chỉ hiện hữu trong các sản phẩm mô hình nhà thông minh, xe hơi mà ngay cả những chiếc smartphone, tablet bạn đang sử dụng cũng được tích hợp một số loại cảm biến thông minh. Tiêu biểu như:

  • Cảm biến tiệm cận - Proximity: Đây là loại cảm biến thường được đặt ở mặt trước của các smartphone nhằm phát hiện những vật thể đến gần cảm biến
  • Cảm biến gia tốc - Accelerometer: Cảm biến chuyên dùng để cảm nhận được biến đổi của các đại lượng vật lý. Ứng dụng phổ biến nhất là trên smartphone, cảm biến giúp nhận diện các thay đổi về hướng/góc độ của máy dựa trên dữ liệu thu được và tự động thay đổi chế độ màn hình thành chiều ngang hoặc dọc - tương thích với góc nhìn của người dùng
  • Cảm biến ánh sáng - Ambient light: Được gắn trong các thiết bị điện thông minh nhằm thay đổi cường độ ánh sáng phù hợp khi có sự thay đổi trong môi trường đã được thiết lập.
  • Cảm biến con quay hồi chuyển - Gyroscope: Đây được xem như là một thiết bị có thể ứng dụng nguyên tắc bảo toàn mô men động lượng nhằm đo đạc hoặc duy trì phương hướng.

Một số sản phẩm ứng dụng cảm biến thông minh thường được dùng hiện nay có thể kể đến như:

  • Cảm biến độ ẩm thông minh: Dòng cảm biến này sẽ giúp người dùng có được thông tin chính xác cách tự động khi có những thay đổi về mặt vật lý, hóa học xảy ra ở nơi được gắn thiết bị. Hiểu đơn giản thì đây là thiết bị dùng để đo độ ẩm trong không khí, còn có tên gọi khác là ẩm kế.
  • Cảm biến nước thông minh: Loại cảm biến chuyên dùng để đo nước hay chất lỏng tại khu vực được lắp đặt.
  • Cảm biến cửa thông minh: Sản phẩm được lắp đặt tại các khu vực cửa ra vào, cửa sổ,... nhằm phát hiện được tình trạng cửa mở/ đóng, từ đó kích hoạt điều khiển các thiết bị có liên quan để được thiết lập theo ngữ cảnh tương ứng như: bật đèn, mở rèm cửa, phát ra chuông cảnh báo khi có kẻ lạ đột nhập vào nhà sau 23h tối. 
  • Cảm biến chuyển động thông minh: Là thiết bị có khả năng phát hiện ra các chuyển động vật lý trong môi trường được lắp đặt. Cùng kết hợp với các thiết bị khác về ánh sáng, âm thanh,... trong việc giám sát an ninh cho căn nhà. 

Minh họa sản phẩm cảm biến chuyển động thông minh

Chắc hẳn bạn đã có lời giải đáp cho câu hỏi cảm biến thông minh là gì sau những chia sẻ trên bài viết. Nếu bạn đang tìm kiếm các sản phẩm thiết bị thông minh tích hợp cảm biến thông minh, hãy ghé qua SMC Smart Home hoặc gọi điện cho chúng tôi qua Hotline 0986 981 694 để được tư vấn và cung cấp các dòng sản phẩm mà bạn đang tìm kiếm với chất lượng tốt nhất. Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng 24/7, gửi trao các sản phẩm & dịch vụ hoàn hảo với mức chi phí tối ưu!

Powered by Tú Cao
1
Bạn cần hỗ trợ?