Trong mỗi ngôi nhà thông minh, thiết bị phổ biến nhất mà bạn có thể tìm thấy chính là các bóng đèn thông minh . Lợi thế của loại thiết bị này chính là chi phí không cao và dễ dàng lắp đặt cũng như sử dụng. Trước khi bắt tay vào xây dựng một hệ thống Smart Light, bạn sẽ muốn tìm hiểu chi tiết về hệ thống này để đảm bảo rằng mình có được những bóng đèn tốt nhất cho ngôi nhà của mình.
Smart Light là một hệ thống chiếu sáng thông minh có khả năng kết nối với mạng Wifi gia đình và cho phép bạn vận hành các đèn thông qua ứng dụng trên điện thoại thông minh. Bạn có thể điều chỉnh nhiệt độ màu của từng bóng đèn hoặc thay đổi hoàn toàn màu sắc của chúng. Khi đi du lịch, bạn cũng có thể bật đèn từ xa.
Một số hệ thống chiếu sáng thông minh nổi bật có thể kể đến như sau: Philips Hue, OSRAM Lightify, Crompton Smart và LIFX. Hầu hết các hệ thống đó đều tương thích với các trung tâm nhà thông minh như Amazon Echo hoặc Google Home. Điều đó có nghĩa là bạn có thể sử dụng giọng nói để vận hành hệ thống Smart Light của mình. Đó thực sự sẽ là một trải nghiệm thú vị.
Hệ thống Smart Light của IKEA
Bạn có thể thông báo cho hệ thống nhà thông minh của mình khi bạn đi ngủ và đèn sẽ tắt khi bạn đang trên đường đi lên lầu trên. Bạn cũng sẽ không bao giờ phải lo lắng việc đi làm mà quên tắt đèn trong phòng ngủ hoặc nhà bếp.
Hệ thống Smart Light hoạt động như thế nào?
Hầu hết các hệ thống chiếu sáng thông minh sẽ hoạt động thông qua một trung tâm điều khiển chính. Đó là một thiết bị kết nối với mạng Wi-Fi trong gia đình và cho phép bạn điều khiển đèn trong hệ thống thông qua điện thoại thông minh. Một số bóng đèn thông minh mới hơn như dòng Crompton Smart hay Xiaomi Yeelight không cần trung tâm riêng để hoạt động.
Hệ thống Smart Light có thể được điều khiển dễ dàng từ xa thông qua smartphone
Một số hệ thống đèn thông minh sử dụng giao thức không dây tiêu chuẩn công nghiệp được gọi là Zigbee để giao tiếp với nhau. Zigbee tương tự như Wi-Fi nhưng hai giao thức vẫn có sự khác biệt lớn.
Nếu các đèn thông minh của bạn kết nối với mạng Wi-Fi thì chúng chỉ có thể giao tiếp với bộ định tuyến trung tâm, tức là bạn chỉ có thể điều khiển từng đèn riêng biệt. Tuy nhiên, các thiết bị hỗ trợ Zigbee có thể giao tiếp với nhau, cho phép bạn đồng loạt thực hiện một điều khiển trên nhiều đèn cùng lúc.
Với giao thức Zigbee, hệ thống Smart Light sẽ phát huy tối đa sức mạnh của nó
Với giao thức Zigbee, mỗi bóng đèn trong hệ thống Smart Light đều có thể được coi là "cầu nối" để truyền tín hiệu qua lại với nhau. Vì vậy, phạm vi giao tiếp giữa các bóng đèn hỗ trợ Zigbee sẽ được mở rộng đáng kể.
Có rất nhiều loại Smart Light (bóng đèn thông minh) trên thị trường, chẳng hạn như đèn GLS, đèn sân khấu GU10 với nhiệt độ màu có thể điều chỉnh và đèn RGB cho khả năng thay đổi màu sắc linh hoạt... Tùy vào nhu cầu sử dụng và không gian lắp đặt, bạn có thể chọn các loại đèn sao cho phù hợp với hệ thống chiếu sáng thông minh của mình.
Có rất nhiều loại đèn thông minh trên thị trường
Với một hệ thống Smart Light, bạn có thể điều khiển từng bóng đèn riêng lẻ, nhóm bóng đèn hoặc thậm chí toàn bộ đèn trong nhà. Hầu hết các bóng đèn thông minh đều sử dụng đui đèn tiêu chuẩn E27, cho phép bạn thay thế và lắp đặt dễ dàng vào hệ thống chiếu sáng cũ.
Hệ thống Smart Light mang tới cách tương tác mới với ánh sáng cho người dùng
Đèn thông minh sử dụng mạng Wi-Fi để hoạt động. Trong trường hợp kết nối internet bị mất, bạn cũng không cần lo lắng về việc hoạt động của toàn bộ hệ thống chiếu sáng thông minh. Sự cố này chỉ khiến bạn mất khả năng kiểm soát đèn thông minh khi ra khỏi nhà (Ví dụ như bật/tắt đèn trên điện thoại thông minh). Miễn là các bóng đèn vẫn kết nối với bộ định tuyến, bạn vẫn có thể điều khiến chúng bình thường mà không cần kết nối internet khi ở nhà.